Hướng Dẫn Tự Kiểm Tra, Bảo Dưỡng Xe Máy Trước Khi Vận Hành

Xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu của người dân Việt nam, và cũng khá nhiều người cũng sử dụng xe máy là phương tiện để, đi làm, đi chơi, đi phượt, du lịch khắp nơi trên đất nước. Vì vậy, Trung tâm sửa chữa xe máy Phát Thành Vinh sẽ hướng dẫn cách tự kiểm tra, bảo dưỡng xe máy trước khi vận hành sử dụng xe máy.

1. Tăng Xích

Dụng cụ : Tròng, cờ lê, kiềm


Alt image

Dùng cờ lê ở trục sau bên phải và tròng dùng bên tay phải để vặn, nối lỏng trục sau của xe để có thể di chuyển lên xuống lốp.

Sau khi nới lỏng trục xe thì chúng ta kéo bánh xe ra sau,dùng kiểm vặn ốc tặng xích đến tầm vừa phải nhằm giữ cho bánh sau được cân.

 

Chú ý : Nếu ốc tăng xích đã được vặn lên hết tầm thì chúng ta nên thay bộ nhông xích mới và cũng nên chịu khó trét dầu nhớt cho xích để xích được hoạt động trơn tru hơn và kéo dài tuổi thọ.

Cuối cùng các bạn dùng tay để quay lốp để xem bánh sau đã cân chưa.

2.Kiểm tra và vệ sinh Bu-zi

Dụng cụ : Tuýt Bu-zi và tay đòn. Với các xe thông thường sử dụng tuýt Bu-zi cỡ 21.

 

Đầu tiên tháo đầu chụp cao áp Bu-zi.

Tiếp theo sử dụng tuýt Bu-zi cắm vào Bu-i rồi sử dụng tay đòn xoay để tháo Bu-zi ra.

Gắn đầu chụp cao áp vào Bu-zi để kiểm tra xem bu-zi có đánh điện hay không. Nếu Bu-zi không đánh điện thì nên thay Bu-zi mới. Còn Bu-zi có đánh điện chứng tỏ vẫn sử dụng bình thường.

Trong trường hợp, đầu Bu-zi bị bẩn, thì chúng ta nên vệ sinh đầu bu-zi để bu-zi đánh điện chuẩn hơn.  Chúng ta có thể dùng dao kéo để cạo sạch, sau đó dùng dẻ lau sạch bu-zi.

 

Cuối cùng tiến hành lắp lại Bu-zi, dùng tay gắn bu-zi đúng ren, có thể dùng tay xoay để cố định ren, trong trường hợp vừa mới xoay đã thấy nặng thì là do lắp không đúng ren, điều này có thể làm hư đầu bu-zi của máy.

Dùng tuýt bu-zi và tay đòn để vặn chặc hơn. Túy nhiên, không nên vặn chặc quả vì sẽ rất khó tháo và có thể là hỏng phần ren.

Cắm lại đầu chụp cao áp Bu-zi  và khởi đổng thử xe máy có khởi động tốt hay không.

Lưu ý : Đôi khi lưu thông trời mưa, xe máy có thể bị ướt đầu chụp cao áp, chúng ta có thể dùng bông khô để lau hoặc có thể dùng miệng thổi cho khô nước.

 

3. Kiểm tra dầu xe.

Dụng cụ : Kiềm và khăn giấy.

Đầu tiên chúng ta dựng chân trống đứng, cho dầu không bị lệt, nghiên.

Sau đó, dùng kiềm tháo nắp dầu.

Chúng ta nhất nắp dầu ra,  bên cạnh nắp dầu là một que tăm kiểm tra dầu.

Dùng khăn lau sạch tăm dầu (vì  bình thương lúc xe để nghiên, tăm dầu xe hiện kết quả không chính xác nên phải lâu sạch để kiểm tra lượng dầu còn lại trong máy chính xác khi để trống đứng).

Tiền hành kiểm tra dầu còn hay không bằng cách căm que tăm dầu vào máy, không vặn ren.

Sau đó, nhất ra kiểm tra. Để que tăm vào vào khăn giấy xe thấy lượng dâu bám vào, nếu mức dầu, dưới vành sọc ca rô chứng tỏ dầu đã hết chúng ta cần đi đổ dầu, và ngược lại, nếu nằm trong hoặc trên vành sọc ca rô thì chứng tỏ dầu còn nhiều.

Lưu ý : Nếu thấy dầu khá đen thì chúng ta nên thay dầu ngay.

Các hướng dẫn trên là các bước tự kiểm tra và bảo dưởng xe máy trước khi sử dụng vận hành sử dụng xe. Trung tâm sửa chữa - bảo dưỡng xe máy Phát Thành Vinh mong muốn chúng ta tự bảo dưỡng để khi sử dụng xe luôn trong tình trạng tốt nhất và không có vấn đề gì xảy ra.  Mong rằng các hướng dẫn trên sẽ là cẩm nan, kiến thức bổ ích giúp cho chúng ta sau này. Để được sửa chữa, bảo dưỡng chuyên nghiệp hơn, chúng ta có thể mang xe tới Trung tâm sửa chữa - bảo dưỡng Phát Thành Vinh với nhân viên các nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm hỗ trợ tận tình, đảm bảo.